Hotline: 098.256.8899
Chat Facebook
Chat Zalo
Gọi ngay
098.256.8899  -  091.689.7273
Tìm kiếm nhà đất
Nhà phố Harbor Bay Hạ Long

Những rủi ro tiềm ẩn khi mua nhà từ người được uỷ quyền

Cập nhật: 11/09/2018 -
Lượt xem:1111
uy-quyen-mua-ban-nha

Như vậy, với quy định nói trên, chủ tài sản có quyền ủy quyền cho người khác thay mặt họ thực hiện quyền định đoạt (chuyển nhượng) tài sản. Việc nhận chuyển nhượng tài sản từ người nhận ủy quyền được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Về mặt rủi ro thì không có sự khác biệt lớn giữa việc mua trực tiếp từ chủ sở hữu với mua thông qua người đại diện theo quỷ quyền. Trên thực tế, rủi ro trong mua bán nhà đất đến từ nhiều yếu tố mang tính chủ quan và khách quan. Các yếu tố mang tính khách quan thì không ai có thể lường trước được. Các yếu tố chủ quan thì thường phụ thuộc vào khả năng nhận định, đánh giá các vấn đề pháp lý trong việc mua bán.

Nếu có kinh nghiệm, hiểu biết pháp luật thì sẽ hạn chế đáng kể các rủi ro đến từ yếu tố chủ quan. Đối với việc ủy quyền bán tài sản thì trên thực tế cũng rất ít khi gặp rủi ro do người ủy quyền và người nhận ủy quyền thường có quan hệ thân thích, ruột thịt, có sự tin tưởng về tư cách, khả năng thực hiện công việc ủy quyền.

Tuy nhiên, việc ủy quyền bán có thể tiềm ẩn một số rủi ro (nhưng rất hy hữu). Thứ nhất, người nhận ủy quyền không thực hiện đúng các công việc đã nhận ủy quyền. Tự ý thay đổi nội dung công việc mà không báo trước hoặc chưa được sự đồng ý của người ủy quyền nhưng đã tự quyết định về giá cả, tiến độ, phương thức thanh toán; không giao lại đầy đủ và đúng hạn số tiền bán tài sản (nếu có thỏa thuận)... Thứ hai, bên nhận ủy quyền gặp các trở ngại khách quan không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng ủy quyền như ốm đau, đi công tác...

Khi đó, nếu muốn trực tiếp chuyển nhượng tài sản mà không cần thông qua người ủy quyền thì bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền phải đến phòng công chứng (nơi đã công chứng hợp đồng ủy quyền) làm văn bản hủy bỏ hoặc chấm dứt việc ủy quyền. Hiện nay việc ủy quyền liên quan đến nhà đất đã được lưu trữ và kết nối trong hệ thống các tổ chức hành nghề công chứng. Do vậy, nếu kiểm tra thông tin thấy nhà đất các bên chuyển nhượng đang bị ràng buộc bởi hợp đồng ủy quyền thì công chứng viên sẽ từ chối công chứng giao dịch mua bán và hướng dẫn các bên tiến hành việc lập văn bản hủy bỏ/chấm dứt việc ủy quyền.

Luật sư Vũ Tiến Vinh
Giám đốc Công ty Luật Bảo An, Hà Nội
Cập nhật: 11/09/2018 -
Lượt xem:1111
Các tin khác
Lãi suất vay mua nhà ở xã hội 3 - 3,5%/năm là phù hợp

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội 3 - 3,5%/năm là phù hợp

Ngày đăng: 10/09/2018 - Lượt xem: 1123

Về lâu dài, khi nền kinh tế ổn định hơn, mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội khoảng 3 - 3,5%/năm, theo HoREA, là phù hợp so với 4,8 - 5%/năm đang áp dụng.
Quy định về bồi thường khi giải tỏa nhà đất

Quy định về bồi thường khi giải tỏa nhà đất

Ngày đăng: 07/09/2018 - Lượt xem: 1093

Gia đình tôi ở Bắc Ninh có 2 mảnh đất sổ đỏ liền nhau, 1 mảnh mang tên vợ chồng tôi và 1 mảnh mang tên con trai tôi (7 tuổi, có người bảo hộ là tôi). Hiện cả mảnh đều thuộc diện giải tỏa...
Viết giấy ủy quyền cho vợ, có cần công chứng?

Viết giấy ủy quyền cho vợ, có cần công chứng?

Ngày đăng: 07/09/2018 - Lượt xem: 1187

Theo điều 40 Luật Công chứng 2014 và điều 36 Nghị định số 23/2015, ngày 16/2/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao...
Hướng dẫn thủ tục cấp sổ đỏ

Ngày đăng: 04/09/2018 - Lượt xem: 1120

Lập di chúc có cần công chứng không?

Ngày đăng: 30/08/2018 - Lượt xem: 1208