Hỏi: Thông tư 25 có nêu trường hợp trích đo địa chính thửa đất để thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận với một số trường hợp. Xin hỏi cụ thể là những trường hợp nào và kinh phí trích đo trong các trường hợp này do người sử dụng đất chi trả hay từ ngân sách Nhà nước?
Cụ thể, tại Khoản 5, Điều 21 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định như sau:
"... - Trường hợp trích đo địa chính thửa đất để thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì phải lập kế hoạch thực hiện hàng năm trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp trích đo địa chính thửa đất theo nhu cầu của người sử dụng đất không sử dụng ngân sách Nhà nước thì thực hiện theo hợp đồng dịch vụ, không phải lập phương án thi công".
Cũng theo Thông tư 25, trích đo địa chính thửa đất theo nhu cầu của người sử dụng đất thì người sử dụng đất sẽ phải trả chi phí. Vậy tiêu chí nào để phân biệt trường hợp này và trường hợp đơn lẻ, thường xuyên hàng năm nêu trên để xác định rõ trách nhiệm chi trả kinh phí trích đo, tránh trùng lắp?
Nguyễn Minh Hải (Vĩnh Phúc)
Trả lời:
Khoản 5, Điều 21 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 19/5/2014 có nêu quy định: “… Trường hợp trích đo địa chính thửa đất để thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì phải lập kế hoạch thực hiện hàng năm trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp trích đo địa chính thửa đất theo nhu cầu của người sử dụng đất không sử dụng ngân sách nhà nước thì thực hiện theo hợp đồng dịch vụ, không phải lập phương án thi công”.
Theo quy định nói trên, ngân sách địa phương chịu trách nhiệm về công tác đo đạc bản đồ địa chính đại trà phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó phần kinh phí phục vụ công tác này người sử dụng đất không phải trả.
Tuy nhiên, một số nơi có quy mô nhỏ, lẻ chưa có bản đồ địa chính. Hơn nữa địa phương đó cũng chưa có kinh phí để phục vụ đo đạc bản đồ địa chính đại trà phục vụ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (khó khăn về nguồn tài liệu không gian phục vụ cấp Giấy chứng nhận). Trong khi đó, tại những nơi này, nhu cầu cần thiết hơn về tài liệu không gian để phục vụ công tác quản lý đất đai. Trong trường hợp này, Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cần phải lập kế hoạch thực hiện hàng năm trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
Còn lại những thửa đất không thuộc diện các đối tượng nêu trên hoặc người sử dụng đất muốn thực hiện ngay để phục vụ công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, cho thuê, mượn,… người sử dụng đất phải tự chi trả khoản kinh phí thực hiện trích đo địa chính thửa đất này theo đơn giá hiện hành.
Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Theo Chinhphu.vn)
Các tin khác
Mua đất của xã có được miễn tiền sử dụng đất không?
Ngày đăng: 27/02/2018 -
Lượt xem: 977
Hỏi: Trong năm 1990, tôi mua một lô đất nền của UBND xã (có biên lai thu tiền). Đến năm 2000, tôi xây một ngôi nhà trên mảnh đất này. Mới đây, tôi vừa làm thủ tục để hợp thức hóa căn nhà...
Thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tính như thế nào?
Ngày đăng: 26/02/2018 -
Lượt xem: 987
Hỏi: Năm 2002, gia đình tôi có mua một mảnh đất thuộc địa bàn xã An Tường, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Mảnh đất khi đó đã được cấp giấy chứng nhận từ năm 1995. Đến nay, gia đình tôi...
Trường hợp nào không bị coi là xây dựng sai phép?
Ngày đăng: 07/02/2018 -
Lượt xem: 1543
Chủ đầu tư có thể thực hiện theo giấy phép xây dựng đã được cấp hoặc theo bản vẽ thiết kế được đóng dấu nếu nội dung bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng được cơ quan cấp giấy phép xây...